DSpace About DSpace Software
 

Digital Library >
Bộ danh mục tài liệu thư viện - Viện Hải dương học - VNIO library catalogue >
Kỷ yếu hội thảo khoa học - Conference proceedings (Bibliographic record and/or full-text) >

Please use this identifier to cite or link to this item: http://tvhdh.vnio.org.vn:8080/xmlui/handle/123456789/18761

Title: Các trung tâm tích tụ trầm tích và tốc độ lắng đọng trầm tích trong Holocene trên thềm lục địa Đông Nam Việt Nam [Holocene sedimentation center and accumulation rates on the continental shelf in South - East Vietnam]
Authors: Nguyễn, Tiến Hải
Stattegger, K.
Keywords: Việt Nam
thềm lục địa
trầm tích
tốc độ lắng động
Nam Trung Bộ
Vietnam
South central Vietnam
sedimentation
accumulation
Holocene
Issue Date: 2014
Series/Report no.: Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế “Biển Đông 2012” : 90 năm hoạt động hải dương học trên vùng biển Việt Nam và lân cận, Nha Trang 12-14/09/2012; Tập 2: trang 339 - 347; Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ; Năm xuất bản 2014; BHT BĐ 2012;
Abstract: Trên cơ sở tài liệu địa chấn nông phân giải cao, kết quả phân tích tuổi tuyệt đối, phân tích cổ sinh, kết hợp đối sánh kế thừa các nghiên cứu trước đây, có thể khái quát bức tranh tích tụ trầm tích thời kỳ Holocene – nay ở thềm lục địa Nam Trung Bộ như sau: - Trường tích tụ cát, bùn, sét Holocene sớm - muộn tạo thành dải khá rộng kéo dài dọc theo đường đẳng sâu trong đới 100 – 300m nước từ vĩ độ 6oN đến 11oN. Tốc độ lắng đọng vật liệu (Vtt) 0,05 – 0,1mm/năm. - Trường tích tụ cát hạt nhỏ Holocene sớm - muộn phân bố khá rộng, kéo dài dọc theo đường bờ từ khoảng tọa độ 10o50’N/108o50'E xuống phía Nam (hẹp ở vùng biển Ninh Thuận) được mở rộng ở vùng biển Vũng Tàu (10o40'N/108o50'E). Vtt: 0,1 – 0,5mm/năm (cao ở phía Bắc). - Trường tích tụ bùn cát Holocene sớm - muộn phân bố khá rộng, kéo dài dọc theo đường bờ (đới 60-100m nước)) từ biển Nha Trang đến biển Bắc Bình Thuận. Vtt: ~0,5mm/năm ở phía Nam đến ~3,0mm/năm ở phía Bắc. - Trường tích tụ cát Holocene sớm – giữa phân bố tạo thành nhiều diện nhỏ dạng chuỗi kéo dài song song với đường bờ (đới 15 - 30m nước) ở vùng biển Vũng Tàu – Bình Thuận tạo thành các cồn cát ngầm. Vtt: 0,3 – 0,4mm/năm. - Trường tích tụ cát bùn Holocene giữa - muộn phân bố ở vùng biển Vũng Tàu – Bình Thuận dọc theo các lòng sông cổ kéo dài theo phương Tây - Đông. Vtt: ~ 0,4 - 0,5mm/năm. - Trường tích tụ sạn cát và cát sạn Holocene giữa - muộn phân bố với diện hẹp dọc ven bờ từ Hòn Gốm đến Bắc bán đảo Cam Ranh. Vtt: ~0,8mm/năm. - Trường tích tụ cát Holocene giữa - muộn phân bố khá rộng trong đới 5 - 20m nước thuộc vùng biển Bình Thuận – Vũng Tàu. Vtt: 0,3 – 0,5mm/năm.. - Trường tích tụ trầm tích Holocen muộn – nay bao gồm trường tích tụ bùn cát biển - sông phân bố chủ yếu ở cửa sông Đồng Nai – Mekong và một số diện nhỏ ở Phan Rí Cửa và Phan Rang. Vtt ~0,5mm/năm; trường tích tụ bùn sét biển – sông – đầm lầy tạo thành những diện nhỏ phân bố ở ven bờ và ở cửa sông; trường tích tụ cát biển phân bố chủ yếu trong đới 5-10m nước dọc theo đường bờ từ Ninh Thuận đến Vũng Tàu; và trường tích tụ cát bùn vũng vịnh phân bố chủ yếu trong các vũng vịnh Nha Trang, Cam Ranh. Những khu vực không hoặc có mặt không đáng kể vật liệu trầm tích có diện tích khá lớn ở vùng biển Vũng Tàu – Bình Thuận kéo dài theo phương Bắc – Nam trong đới độ sâu 50–100m nước.
URI: http://113.160.249.209:8080/xmlui/handle/123456789/18761
ISBN: 978-604-913-172-1
Appears in Collections:Kỷ yếu hội thảo khoa học - Conference proceedings (Bibliographic record and/or full-text)

Files in This Item:

File Description SizeFormat
339-347_05_102_NguyenTienHai_KStatteegger.pdf138.31 kBAdobe PDFView/Open
View Statistics

Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.

 

Valid XHTML 1.0! DSpace Software Copyright © 2002-2012  Duraspace - Feedback