Digital Library >
Bộ danh mục tài liệu thư viện - Viện Hải dương học - VNIO library catalogue >
Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển - Collection of Marine Research Works (Full-text) >
Please use this identifier to cite or link to this item:
http://tvhdh.vnio.org.vn:8080/xmlui/handle/123456789/18877
|
Title: | Đặc điểm phân bố của một số yếu tố sinh thái môi trường vịnh Vân Phong và Cam Ranh – Khánh Hòa [Distribution of some ecological and environmental elements in Van Phong- Cam Ranh Bays- Khanh Hoa] |
Authors: | Hoàng, Trung Du Lê, Trần Dũng |
Keywords: | Khánh Hòa vịnh Vân Phong vịnh Cam Ranh năng xuất sinh học chlorophyll a Khanh Hoa province Van phong bay Cam ranh bay chlorophyll a primary productivity |
Issue Date: | 2009 |
Series/Report no.: | Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển (Collection of Marine Research Works); Tập 16: Trang 49 – 63; Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật; Năm xuất bản 2009; |
Abstract: | Bài báo tập trung phân tích các kết quả khảo sát mặt rộng, và trạm đo đạc liên tục
thuộc dự án NUFU tại khu vực vịnh Vân Phong và Cam Ranh vào mùa khô
(2/2004) và mùa mưa (12/2005), nhằm làm rõ biến động các yếu tố sinh thái môi
trường theo không gian và thời gian.
Phân tích các tham số sinh thái trong vực nước ven bờ của 2 vịnh Vân Phong và
Cam Ranh, cho thấy rằng sự biến động theo không gian và thời gian (theo mùa) của
hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong cột nước là không lớn, không có sự sai khác
giữa tầng mặt và tầng đáy. Lượng DO chỉ biến động theo ngày – đêm, điều này có
thể do ảnh hưởng của các dòng triều: DO trung bình tại vịnh Vân Phong vào mùa
khô tại tầng mặt là 6,72 ± 0,23mg/L; tầng đáy là 6,61 ± 0,18 mg/L; vịnh Cam Ranh:
trung bình tại tầng mặt là 6,7 ± 0,38mg/L (dao động từ 6,08 – 7,20mg/L) và 6,88 ±
0,25mg/L. Đối với hàm lượng chlorophyll a, cho thấy tại vực nước vịnh Cam Ranh
chlorophyll a luôn lớn hơn so với vịnh Vân Phong; chlorophyll a biến động theo
mùa và độ sâu điểm lấy mẫu.
Về năng suất sinh học sơ cấp (NSSH), trung bình năng suất sinh học ở các điểm
khảo sát đều lớn hơn 100mgC/m3, ngày; vào mùa mưa phân bố năng suất sinh học
sơ cấp cho thấy chúng tập trung cao tại các điểm có độ sâu < 10m. Các kết quả cũng
cho thấy rằng NSSH của thủy vực tại Cam Ranh cũng luôn lớn hơn NSSH ở vịnh
Vân Phong. Tại các điểm đo đạc và khảo sát liên tục theo biến động ngày – đêm,
cho thấy sự biến đổi mạnh của các yếu tố sinh thái như Oxy hòa tan và NSSH. Điều
này cho thấy, mức độ ảnh hưởng của thủy triều và các quá trình trao đổi giữa bên
trong và khối nước bên ngoài. |
URI: | http://113.160.249.209:8080/xmlui/handle/123456789/18877 |
ISSN: | 1859 - 2120 |
Appears in Collections: | Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển - Collection of Marine Research Works (Full-text)
|
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.
|