|
Digital Library >
Bộ danh mục tài liệu thư viện - Viện Hải dương học - VNIO library catalogue >
Công bố khoa học ở tạp chí trong nước - National research papers (Bibliographic record and/or full text) >
Please use this identifier to cite or link to this item:
http://tvhdh.vnio.org.vn:8080/xmlui/handle/123456789/19622
|
Title: | Đa dạng thành phần loài và hiện trạng khai thác họ cá Mú (Serranidae)vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam [Diversity and catching status of Grouper (Serranidae) in coastal waters of Da Nang and Quang Nam] |
Authors: | Võ, Văn Quang Lê, Thị Thu Thảo Nguyễn, Thị Tường Vi Trần, Thị Hồng Hoa Nguyễn, Phi Uy Vũ Trần, Công Thịnh |
Keywords: | Quảng Nam Đà Nẵng cá mú hiện trạng khai thác Viet Nam Quang Nam Da Nang Grouper catching |
Issue Date: | 2016 |
Series/Report no.: | Tạp chi Khoa học và Công nghệ Biển, 16(4): 405-417, 2016; Nhà Xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ [Journal of Marine Science and Technology, 16(4): 405-417, 2016; Publishing House for Science and Technology; DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/7506] |
Abstract: | Thành phần loài thuộc họ cá mú (Serranidae) ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam khá đa dạng, có 6 giống với 30 loài (vùng biển ven bờ Đà Nẵng có 21 loài và Quảng Nam có 25 loài), chiếm 60% thành phần loài thuộc họ cá mú ở vùng rạn san hô Việt Nam (50 loài) và bằng 42% số loài ở vùng biển Việt Nam (72 loài), bằng 24% số lượng loài thuộc họ cá mú ở Biển Đông (126 loài). Trong đó, giống cá song Epinephelus có số lượng loài nhiều nhất, với 17 loài. Số loài cá mú ở vùng biển ven bờ của Đà Nẵng và Quảng Nam đa dạng hơn các khu vực phía bắc như Quảng Ninh, ven bờ Bắc Trung Bộ; đồng thời cũng có số lượng loài nhiều hơn ở vùng rạn san hô quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên thấp hơn vùng biển ven bờ Khánh Hòa (36 loài). Thành phần loài cá mú ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam có mức tương đồng cao với các khu vực ở phía bắc như Quảng Ninh, vùng biển ven bờ Bắc Trung Bộ và Hồng Kông; có mức tương đồng thấp hơn so với vùng rạn san hô ven bờ Nam Trung Bộ, rạn san hô quần đảo Trường Sa, rạn san hô Việt Nam và vùng biển Việt Nam; thấp nhất là với Đài Loan. Các loài thường xuyên bắt gặp là cá mú kẻ mờ (Cephalopholis boenak) chiếm 43%, loài cá song gio (Epinephelus awoara): 18% và loài cá mú (E. stictus): 16%. Chiều dài khai thác các loài cá mú nhìn chung đều tập trung ở nhóm loài có kích thước nhỏ, một số loài có kích thước lớn cũng bị đánh bắt khi chưa đạt tới kích thước chưa thành thục sinh dục như như cá song gio (Epinephelus awoara), cá mú nửa đuôi đen (Epinephelus bleekeri), cá mú mè (Epinephelus coioides), cá mú điểm gai (Epinephelus malabaricus), cá mú nâu (Epinephelus bruneus). |
URI: | http://113.160.249.209:8080/xmlui/handle/123456789/19622 |
ISSN: | 1859 3097 |
Appears in Collections: | Công bố khoa học ở tạp chí trong nước - National research papers (Bibliographic record and/or full text)
|
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.
|