DSpace About DSpace Software
 

Digital Library >
Bộ danh mục tài liệu thư viện - Viện Hải dương học - VNIO library catalogue >
Công bố khoa học ở tạp chí trong nước - National research papers (Bibliographic record and/or full text) >

Please use this identifier to cite or link to this item: http://tvhdh.vnio.org.vn:8080/xmlui/handle/123456789/20045

Title: Đánh giá tác động của kè chắn sóng tới quá trình bồi-xói tại khu vực cửa Tam Quan, Bình Định [Assessment of the impact of breakwater on erosion-deposition processes in Tam Quan river mouth, Binh Dinh province]
Authors: Vũ, Tuấn Anh
Keywords: Cửa Tam Quan
luồng dẫn
lưu lượng
vật liệu đáy
lắng đọng
bồi - xói
Tam Quan river mouth
channel
significant wave
discharge
bed materials
accumulation
erosion-deposition
Issue Date: 2017
Series/Report no.: Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 17(4): 433-444, 2017; Nhà Xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ [Journal of Marine Science and Technology, 17(4): 433-444, 2017; Publishing House for Science and Technology; DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/11053]
Abstract: Năm 2009 đê chắn sóng tại cửa Tam Quan được hoàn thành, khu vực này bị bồi một cách nhanh chóng, đặc biệt là vào mùa mưa (trùng hợp với gió mùa Đông Bắc). Các quá trình thủy thạch động lực và xói lở, bồi tụ tại cửa Tam Quan thay đổi theo mùa rõ rệt. Vào mùa mưa (từ tháng 9 tới tháng 12): Gió thịnh hành theo hướng đông bắc (NE), bắc - đông bắc (NNE), bắc (N) và tây bắc (NW). Hầu hết tốc độ gió tập trung từ cấp 2 đến cấp 5. Sóng hình thành bởi gió NE, N có ảnh hưởng lớn nhất đến khu vực cửa Tam Quan. Khi truyền vào trong luồng dẫn sóng giảm nhanh chóng và có xu thế đẩy vật liệu từ ngoài biển vào, gây nên quá trình bồi - xói xen kẽ ở khu vực cửa và trong luồng dẫn. Dòng chảy có xu thế làm vật liệu đáy di chuyển từ sông ra biển gây ra sự bồi, xói xen kẽ ở khu vực luồng dẫn. Phía ngoài cửa vật liệu được bồi trên một khu vực có dạng vòng cung xung quanh cửa. Vào mùa khô (từ tháng 1 tới tháng 8): Hướng gió chủ đạo là đông nam (SE), nam - đông nam (SSE) và nam (S) với tốc độ gió khá nhỏ, từ cấp 2 đến cấp 4. Gió hướng đông (E) có tần suất nhỏ nhưng tạo ra sóng gây tác động trực tiếp tới khu vực nghiên cứu. Độ cao sóng giảm nhanh khi truyền vào trong luồng dẫn. Tác động của sóng do gió SE có xu thế đẩy vật liệu đáy từ ngoài biển và khu vực mũi nhô Trường Xuân vào lắng đọng ở khu vực cửa. Dòng chảy sóng hình thành bên bờ bắc làm vật liệu di chuyển vào khu vực trung tâm luồng làm nông hóa khu vực này. Dòng chảy chỉ làm vật liệu đáy di chuyển vào thời điểm triều rút mạnh và lắng đọng trên một khu vực rộng, đều ở cửa nhưng với cường độ không đáng kể. Kết quả tính toán những thay đổi địa hình đáy từ 15/12/2014 đến 20/5/2015 khá phù hợp với kết quả đo đạc. Đây chính là cơ sở để đưa ra các giải pháp ổn định luồng dẫn lâu dài.
URI: http://113.160.249.209:8080/xmlui/handle/123456789/20045
ISSN: 1859-3097
Appears in Collections:Công bố khoa học ở tạp chí trong nước - National research papers (Bibliographic record and/or full text)

Files in This Item:

There are no files associated with this item.

View Statistics

Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.

 

Valid XHTML 1.0! DSpace Software Copyright © 2002-2012  Duraspace - Feedback