DSpace About DSpace Software
 

Digital Library >
Bộ danh mục tài liệu thư viện - Viện Hải dương học - VNIO library catalogue >
Công bố khoa học ở tạp chí trong nước - National research papers (Bibliographic record and/or full text) >

Please use this identifier to cite or link to this item: http://tvhdh.vnio.org.vn:8080/xmlui/handle/123456789/20047

Title: Hiện trạng và biến động diện tích các hệ sinh thái biển tiêu biểu trong vịnh Nha Trang [Status and trends of change in distribution of marine habitats in Nha Trang bay]
Authors: Nguyễn, Văn Long
Tống, Phước Hoàng Sơn
Keywords: vịnh Nha Trang
biến động theo thời gian
phân bố
hệ sinh thái
Nha Trang bay
temporal change
distribution
marine habitat
Issue Date: 2017
Series/Report no.: Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 17(4): 469-479, 2017; Nhà Xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ [Journal of Marine Science and Technology, 17(4): 469-479, 2017; Publishing House for Science and Technology; DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/8459]
Abstract: Đánh giá hiện trạng phân bố các hệ sinh thái biển tiêu biểu (rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và rạn san hô) trong vịnh Nha Trang được thực hiện bằng việc giải đoán ảnh viễn thám Landsat 8-LCM đa phổ, ảnh Google Earth kết hợp với kiểm định thực địa tại 50 điểm chìa khóa (san hô: 25 điểm, cỏ biển: 10 điểm, cây ngập mặn: 5 điểm, đá: 5 điểm và cát: 5 điểm) trong năm 2015. Việc đánh giá sự biến động phân bố các hệ sinh thái nói trên được thực hiện bằng phương pháp phân tích hồi cố dựa trên kết quả giải đoán ảnh viễn thám và ảnh máy bay theo các đợt đánh giá tổng thể đa dạng sinh học tiến hành trong năm 2002 (Orbview 3 và ảnh máy bay), 2005 (SPOT5) và 2007 (ALOS-AVNIR2). Kết quả nghiên cứu xác định có trên 812 ha diện tích các hệ sinh thái tiêu biểu (gồm 754,1 ha rạn san hô, 52,4 ha thảm cỏ biển và 5,4 ha rừng ngập mặn) phân bố trong vịnh Nha Trang vào năm 2015. Nhìn chung, có sự biến động khá lớn diện tích các hệ sinh thái tiêu biểu trong giai đoạn 2002 - 2015, trong đó thảm cỏ biển bị mất 64 ha (tương đương 45%; chủ yếu ở khu vực Bãi Tiên, Phú Quý, Mũi Nam và Vũng Me, Đầm Già, Sông Lô) và rạn san hô bị mất 117,4 ha (tương đương 13,5%, Đầm Già, Đường Đệ, Sông Lô, Bãi Tiên, Eo Cỏ); riêng rừng ngập mặn tăng 3,1 ha do trồng mới ở khu vực Đầm Báy trong giai đoạn nói trên. Nguyên nhân làm mất diện tích các hệ sinh thái là do việc phát triển cơ sở hạ tầng ven bờ và ven đảo để phát triển khu dân cư và cơ sở du lịch trong thời gian qua.
URI: http://113.160.249.209:8080/xmlui/handle/123456789/20047
ISSN: 1859-3097
Appears in Collections:Công bố khoa học ở tạp chí trong nước - National research papers (Bibliographic record and/or full text)

Files in This Item:

There are no files associated with this item.

View Statistics

Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.

 

Valid XHTML 1.0! DSpace Software Copyright © 2002-2012  Duraspace - Feedback