|
Digital Library >
Bộ danh mục tài liệu thư viện - Viện Hải dương học - VNIO library catalogue >
Công bố khoa học ở tạp chí trong nước - National research papers (Bibliographic record and/or full text) >
Please use this identifier to cite or link to this item:
http://tvhdh.vnio.org.vn:8080/xmlui/handle/123456789/20064
|
Title: | Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguồn nước chảy vào hồ Đan Kia và áp dụng mô hình AQUATOX quản lý chất lượng nước hồ [Impact assessment of Dan Kia inflows and application AQUATOX model in managing water quality] |
Authors: | Trần, Thị Tình Đoàn, Như Hải Bùi, Nguyễn Lâm Hà Nguyễn, Thị Thanh Thuận |
Keywords: | AQUATOX chất lượng nước mô hình hóa thực vật phù du modelling phytoplankton water quality |
Issue Date: | 2016 |
Series/Report no.: | Tạp chí Sinh Học, 38(1): 61-69, 2016; Nhà
Xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ [Journal of Biology, 38(1): 61-69, 2016; Publishing House for Science and Technology; DOI: https://doi.org/10.15625/0866-7160/v38n1.7673] |
Abstract: | Các thông số chất lượng nước hồ Đan Kia được khảo sát hàng tháng trong năm 2014
gồm có nhiệt độ, pH, độ dẫn diện, độ trong secchi, ôxy hòa tan, các hợp chất chứa nitơ (amoni,
nitrate), phosphate và chlorophyll a. Có 5 nhánh suối dẫn nước vào hồ, vì vậy, chất lượng nước hồ
phụ thuộc vào các hoạt động trên lưu vực hồ và 5 nhánh suối này. Trong đó, nhánh suối S1 có lưu
lượng nước chảy vào hồ cao nhất (8,2×106m
3
/năm) nhưng phần lớn chất dinh dưỡng được đưa vào
hồ từ nhánh suối S4 và S5. Nồng độ amoni, nitrate và phosphate từ hai nhánh suối này lần lượt
chiếm đến 89,82%, 58,15% và 57,16% tổng tải lượng dinh dưỡng vào hồ. Nghiên cứu đã xây dựng
và mô phỏng ba kịch bản chất lượng nước hồ Đan Kia bằng mô hình AQUATOX. Kịch bản thứ
nhất, tất cả các con suối vẫn được dẫn nước vào hồ như hiện tại. Kịch bản thứ hai, không cho bất
kỳ con suối nào đổ nước vào hồ. Kịch bản thứ ba, tất cả các nguồn trên vẫn được đưa vào hồ trừ
suối S4 và S5. Kết quả từ mô hình AQUATOX cho thấy với kịch bản đầu tiên, nồng độ các chất
dinh dưỡng từ mô hình phù hợp với nồng độ đo đạc và đều vượt ngưỡng cho phép. Ở kịch bản thứ
2 và 3, nồng độ các chất dinh dưỡng giảm đáng kể, hầu hết các giá trị đều nằm dưới tiêu chuẩn cho
phép đối với nước mặt. Kết quả nghiên cứu này khuyến cáo cần tập trung quản lý tình trạng canh
tác nông nghiệp trên lưu vực hồ Đan Kia, đặc biệt là khu vực phía Đông Nam hồ. Nghiên cứu cũng
đã mô phỏng xu hướng phát triển của động, thực vật phù du trong hồ Đan Kia. |
URI: | http://113.160.249.209:8080/xmlui/handle/123456789/20064 |
ISSN: | 0866-7160 |
Appears in Collections: | Công bố khoa học ở tạp chí trong nước - National research papers (Bibliographic record and/or full text)
|
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.
|